KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Lượt xem:
SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI TRƯỜNG THPT TRÀ BỒNG Số /KH-BLHĐ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Trà Bồng, ngày tháng 10 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiên,
phòng ngừa bạo lực học đường trong nhà trường
năm học 2021 – 2022
Căn cứ Quyết định 1144/QĐ-SGDĐT ngày 17/9/2021 v/v ban hành kế hoạch công tác năm học 2021-2022 của sở GD&ĐT Quảng Ngãi;
Căn cứ công văn số 1633/SGDĐT-GDTrH ngày 20/9/2021 v/v hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT cấp THCS, THPTứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022 của sở GD&ĐT Quảng Ngãi;
Cắn cứ và công văn số 1549/SGDĐT-CTTT ngày 10/9/2021v/v hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục Chính trị và công tác học sinh năm học 2021-2022;
Cắn cứ công văn số 852/ SGDĐT-CTTT ngày 07 tháng 6 năm 2021 về hướng dẫn triển khai hệ thông phòng ngừa bạo lực học đường trong ngành giáo dục tỉnh Quảng Ngãi năm học 2021-2022
Trường THPT Trà Bồng xây dựng kế hoạch thực hiện môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiên, phòng ngừa bạo lực học đường trong nhà trường năm học 2021 -2022 như sau:
- Mục đích yêu cầu
- Mục đích:
– Nâng cao trách nhiệm của Ban giám hiệu trong việc chỉ đạo, điều hành phối hợp hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường;.
– Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, ngừa bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học; công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường; tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường; thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
- Yêu cầu:
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, học sinh đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng, chống ma túy, bạo lực học đường.
– Chủ động phòng ngừa, không để học sinh vi phạm tệ nạn xã hội, bạo lực học đường và tội phạm bên ngoài xâm nhập vào trường học.
– Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường; đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể; thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
– Đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng chống hiện tượng kì thị, vi phạm giới, bạo lực học đường.
– Cơ sở vật chất bảo đảm, tường rào, hàng rào, sân vườn, cây xanh bảo đảm an toàn, vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện; có sân chơi, khu để xe phù hợp và thân thiện. Có khối phòng học, phòng phục vụ học tập bảo đảm đủ ánh sáng, thoáng mát; Có công trình vệ sinh, nước sạch đáp ứng nhu cầu của học sinh.
III. Nội dung.
- Thực hiện NĐ số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiên, phòng chống bạo lực học đường;
- Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai.
- Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục; thiết lập hộp thư góp ý để tiếp nhận, xử lý các thông tin của người học.
4.Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa, hoạt động xã hội, hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao an toàn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý của học sinh.
- Phối hợp với Công an huyện, Ban đại diện Cha, mẹ học sinh tổ chức tuyên truyền đến mọi cán bộ, giáo viên về các nội dung liên quan đến BLHĐ; Giáo dục, trang bị cho học sinh kiến thức về kỹ năng về phòng, chống xâm hại học sinh; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học.lồng ghép trong các nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật. Phát huy vai trò của Đoàn TN và các tổ chức, đoàn thể khác. Lập hồ sơ theo dõi tình hình khi học sinh vi phạm để có biện pháp giải quyết.
- Tổ chức tốt lực lượng bảo vệ trực 24/24 giữ gìn tài sản và tham gia ngăn chặn bạo lực học đường.
- Tăng cường công tác kiểm tra của lãnh đạo nhà trường, Bí thư Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm, đội cờ đỏ; chú trọng phòng ngừa việc đem đồ chơi mang tính bạo lực vào trong trường học nói riêng và BLHĐ nói chung. Phối hợp với phụ huynh học sinh quản lý chặt chẽ việc chuyên cần của học sinh.
- Tổ chức các hoạt động như: Tọa đàm, tổ chức tuyên truyên về các nội dung liên quan xây dựng xã hội, cộng đồng, cơ quan, gia đình nâng cao nhận thức trong quá trình thực hiện, tổ chức các Câu lạc bộ sinh hoạt theo từng loại hình.
- Tổ chức phối hợp thực hiện.
- Đối với hiệu trưởng
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên và học sinh tự giác, tích cực tham gia vào phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
– Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, có tính khả thi và triển khai có hiệu quả.
– Xây dựng kế hoạch bổ sung kinh phí mua sắm, xây dựng tủ sách pháp luật cung ứng đầy đủ các loại sách, văn bản cần thiết cho việc tìm hiểu pháp luật của báo cáo viên và CBGV, học sinh có nhu cầu tìm hiểu.
– Đề ra các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả với các trường hợp học sinh vi phạm.
– Lãnh đạo nhà trường phối hợp với Đoàn trường, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên đưa nội dung đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng, chống ma túy bạo lực học đường trong các buổi chào cờ và tiết sinh hoạt lớp của năm học 2020 – 2021.
– Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho CBGV trong các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn, lồng ghép với các hoạt động của tổ chức Công đoàn, ĐTN trong những ngày kỷ niệm…
- Đối với cán bộ giáo viên
– Giáo dục ý thức tự giác tự học trau dồi kiến thức pháp luật để vận dụng vào giảng dạy lồng ghép trong các buổi học chính khoá.
– Cùng Ban giám hiệu tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động tập thể
cho học sinh tham gia cùng học sinh.
– Giảng dạy môn giáo dục công dân theo chương trình quy định.
– Tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật để phục vụ cho công tác giảng dạy cho học sinh trong trường đạt hiệu quả khi được phân công.
– Tuyên truyền giáo dục cho CB, GV về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật trong cuộc sống hiện nay.
– Tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hoá trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao lành mạnh, các trò chơi dân gian bổ ích cho học sinh tham gia để tránh xa tệ nạn xã hội.
- Đối với học sinh
– Tuyên truyền cho học sinh thông qua các bài học chính khoá, giờ chào cờ, tổ chức hoạt động NGLL theo chủ đề.
– Tổ chức thi tìm hiểu kiến thức về ATGT;
– Tổ chức cho học sinh và PHHS kí cam kết không vi phạm về an ninh trường học, vi phạm các tệ nạn xã hội và không vi phạm pháp luật, không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, đốt pháo nổ.
– Tuyên truyền giáo dục cho học sinh về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật trong cuộc sống hiện nay.
– Ngăn chặn tình trạng học sinh đến trường nhưng bỏ học, bỏ tiết đi chơi, tham gia đánh nhau và vi phạm tệ nạn xã hội.
- Các đoàn thể phối hợp
* Tổ chức Đoàn trường:
– Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường ngăn chặn những sự việc có thể xảy ra.
– Phối hợp với GVCN phổ biến, hướng dẫn cho HS sinh hoạt, hoạt động lành mạnh trong năm học.
– Tăng cường chăm sóc bảo vệ cây xanh, cảnh quan môi trường quanh trường.
– Vận động đội viên tham gia tốt phong trào thi đua THTT-HSTC nhằm đảm bảo an ninh trật tự trường học.
– Quán triệt đến HS ý thức chấp hành pháp luật, ngăn chặn hành vi vi phạm luật giao thông; đi hàng 2, 3 trên đường.
– Phối hợp tổ chức cho HS tuyên truyền thực hiện an toàn giao thông đường bộ, chống tiêu cực trong thi cử.
– Bảo vệ kịp thời phát hiện các đối tượng bên ngoài vào trường trái phép, phối hợp cùng bảo vệ trường làm tốt công tác phòng ngừa và giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra trong khuôn viên của trường.
– Phối hợp với công an địa phương để nói chuyện về pháp luật và giáo dục pháp luật cho học sinh.
* Bảo vệ nhà trường:
– Xây dựng phương án phòng ngừa theo kế hoạch.
– Bảo vệ trường làm tốt công tác trật tự trị an trong khu vực trường quản lý.
* Thư viện:
– Nhân viên thư viện thường xuyên mở cửa phục vụ bạn đọc các ngày trong tuần và báo cáo kết quả hoạt động, phản ánh sự việc cần thiết.
– Bổ sung sách pháp luật còn thiếu để phục vụ bạn đọc.
* Y tế:
– Tăng cường công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe, kiểm tra đôn đốc các hoạt động vệ sinh môi trường.
– Hoàn thành kịp thời đúng quy định công tác khám sức khỏe cho HS trong năm học.
* Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn:
– Triển khai đến Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm: Tổ chức cho HS tham gia đầy đủ các hoạt động học tập và rèn luyện trong nhà trường. Tổ chức sinh hoạt với lớp HS thường xuyên (một tuần ít nhất một lần). Theo dõi nắm tình hình học sinh trong lớp có ghi hoạt động của từng HS. Đối với HS cá biệt có biện pháp giáo dục cụ thể. Vận động học sinh đến thư viện đọc sách trong ngày…..
– Thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giảng dạy đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống ma túy, bạo lực học đường qua một số môn học, giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa trong nhà trường, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa với nhiều hình thức phong phú như: tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, các trò chơi dân gian bộ ích cho học sinh tham gia.
– Xây dựng kế hoạch và triển khai kịp thời công tác đảm bảo ANTT của đơn vị và quản lý chặt chẽ HS thuộc lớp chủ nhiệm; kịp thời đề xuất với Nhà trường các biện pháp đảm bảo ANTT và quản lý HS.
– Nâng cao hiệu quả công tác của giáo viên chủ nhiệm, nắm chắc diễn biến tư tưởng HS.
– Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn các hoạt động của HS xâm hại đến nhân phẩm, danh dự học sinh.
– Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn một số hành vi vi phạm đạo đức HS như: Đánh nhau, trộm cắp tài sản, đồ dùng học tập …
– Phối hợp với Đoàn TN tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, tạo
sân chơi lành mạnh, thu hút được HS tham gia.
* Đối với phụ huynh học sinh:
– Thường xuyên nhắc nhở, quản lí con em mình khi có biểu hiện tiêu cực trong lối sống, học tập, sinh hoạt bạn bè.
– Tổ chức ký cam kết giữa cha mẹ học sinh với nhà trường không để con em vi phạm an ninh trật tự trường học, bạo lực học đường.
– Làm tốt công tác giáo dục con em mình thực hiện tốt nội quy, quy chế nhà trường, nghiêm túc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật nhà nước, luật giao thông đường bộ…
– Mỗi bậc cha mẹ là một tấm gương tốt về đạo đức, lối sống trong gia đình để con em noi theo.
Trên đây là Kế hoạch triển khai kế hoạch thực hiện môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiên, phòng ngừa bạo lực học đường trong nhà trường năm học 2021- 2022 của trường THPT Trà Bồng, yêu cầu các tổ, bộ phận, giáo viên, nhân viên nghiêm túc thực hiện./.
Nơi nhận:
– Sở GD&ĐT; (Báo cáo) – BGH;(Chỉ đạo thực hiện) – ĐTN, Tổ CM, VP; (thực hiện) – WebsiteTrường; – Lưu: VT. |
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Võ Hồng Trường
|
SỞ GD- ĐT QUẢNG NGÃI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG THPT TRÀ BỒNG | Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: /QĐ-THTB | Trà Bồng, ngày tháng 10 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
(V/v thành lập Ban chỉ đạo và ban phòng ngừa bạo lực học đường
năm học 2021-2022)
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT TRÀ BỒNG
Căn cứ Thông tư số 32/TT-BGDĐT, ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT nhiều cấp học;
Căn cứ chương II – Điều 11 tại Điều lệ trường THPT qui định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng;
Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học của trường THPT Trà Bồng năm học 2021-2022;
Dựa theo năng lực và trình độ của cán bộ, giáo viên và theo đề nghị của Ban hoạt động ngoài giờ.
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1 : Nay thành lập Ban chỉ đạo và ban PNBLHĐ năm học 2021-2022 gồm các ông (bà) có tên trong sách kèm theo.
Điều 2 : Ban chỉ đạo và ban PNBLHĐ thực hiện tháng 10/2021
Điều 3 : Các bộ phận liên quan, tài vụ và tập thể, cá nhân có tên ở điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu VT
DANH SÁCH BAN CHỈ ĐẠO VÀ BAN PHÒNG NGỪA BLHĐ
NĂM HỌC 2021-2022
(Kèm theo QĐ số: /QĐ – THTB, ngày /10/2021)
TT | HỌ VÀ TÊN | CHỨC VỤ | NHIỆM VỤ | GHI CHÚ |
1 | Võ Hồng Trường | P.Hiệu trưởng | Trưởng ban | 0987.144.487 |
2 | Nguyễn Thị Kim Phượng | P.Hiệu trưởng | Phó ban | 0983.865.361 |
3 | Trần Đặng Tuyên | BT đoàn | Phó ban T trực | 0946401100 |
4 | Nguyễn Thị Kim Ngân | PBT Đoàn | Thành viên | |
5 | Nguyễn Thị Lệ Hà | BT CĐGV | Thành viên | |
6 | Nguyễn Huệ | Bảo vệ | Thành viên | |
7 | Lê Quốc Tiến | PBT đoàn | Thành viên | |
8 | Hồ Thị Bé | GVCN | Thành viên | |
9 | Hà Thị Hương Khiêm | GVCN | Thành viên | |
10 | Nguyễn T Lệ Hà(sử) | GVCN | Thành viên | |
11 | Nguyễn Thị Kiều Chi | GVCN | Thành viên | |
12 | Nguyễn Đức Tín | GVCN | Thành viên | |
13 | Lê Trọng Luật | GVCN | Thành viên | |
14 | Võ Thị Sự | GVCN | Thành viên | |
15 | Hồ Thị Bình | GVCN | Thành viên | |
16 | Phạm Thị Mỹ | GVCN | Thành viên | |
17 | Đỗ Ngọc Hoài Ngân | GVCN | Thành viên | |
18 | Nguyễn Thị Mến | GVCN | Thành viên | |
19 | Phạm Anh Hoàng | GVCN | Thành viên | |
20 | Nguyễn Tiến Vũ | GVCN | Thành viên | |
21 | Nguyễn Thị Phượng | GVCN | Thành viên | |
22 | Nguyễn Tấn Hùng | GVCN | Thành viên | |
23 | Cao Thị Thương | GVCN | Thành viên | |
24 | Đinh Thị Hoa Sen | GVCN | Thành viên | |
25 | Võ Thị Sang | GVCN | Thành viên | |
26 | Nguyễn Xuân Chinh | GVCN | Thành viên | |
27 | Trần Đình Tùng | GVCN | Thành viên | |
28 | Bùi Thị Kim Thoa | GVCN | Thành viên |
(Danh sách này có 28 đ/c)